CHƯƠNG TRÌNH TƯƠNG TÁC?

 

1. Vấn đề thể loại của báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận. Và đó là những cuộc tranh luận bỏ ngỏ do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Những người theo “trường phái tác nghiệp” cho rằng không nên phụ thuộc vào lý luận về thể loại, nhà báo cứ thể hiện tác phẩm làm sao cho hấp dẫn, sinh động. Loại ý kiến thứ hai cho rằng cần phải nắm vững và quan niệm đúng về các đặc trưng thể loại để thông tin “chuyên nghiệp” và hiệu quả.

Thực ra, việc cho rằng nhà báo không cần hiểu về thể loại là quan niệm cực đoan, là cách nói ngụy biện. Bởi bất cứ hoạt động xã hội nào cũng đều có tính nguyên tắc. Hoạt động càng tinh vi, phức tạp thì càng cần sự tổng kết thực tiễn để nâng lên thành lý luận. Và trong thực tế, lý luận có khi phải đi trước hoạt động thực tiễn, định hướng cho các hoạt động thực tiễn. Mặt khác, thực tiễn báo chí cho thấy bất cứ nhà báo nào trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí của mình cũng đều định sẵn cho “đứa con tinh thần” ấy những “dạng thức tác phẩm” trong đầu. Dạng thức này có thể được “tổng hợp” từ một số kiểu dáng nhất định đã có, có thể theo cái quan điểm của từng cơ quan báo chí, từng Ban biên tập, có thể là sự bắt chước… Cho nên, loại ý kiến thứ nhất phản ánh tình trạng thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí cần được thay đổi. Và việc nghiên cứu thể loại, phác thảo diện mạo, đặc điểm, đề ra những mô hình xây dựng tác phẩm báo chí theo từng thể loại là việc cần thiết để nâng cao chất lượng báo chí hiện nay.

 

2. Quan niệm thể loại chưa chính xác, khoa học và không thống nhất dẫn đến cách xây dựng tác phẩm chưa hoàn chỉnh. Sự bắt chước ngô nghê dẫn đến những sai phạm chuyên môn và ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm báo chí. Thực trạng này thể hiện rất rõ trong các trang báo in ở các tờ báo địa phương, báo ngành hay trong các chương trình phát thanh – truyền hình ở các đài địa phương hiện nay. Nhiều bản tin của các Đài địa phương hiện nay có những tin quá dài và cà kê như một bài phản ánh, người viết có khi hứng chí “trữ tình ngoại đề” hoặc bộc lộ cảm xúc trong tin như một nhà văn! Tất cả do không hiểu đặc trưng của thể loại – đặc biệt là phong cách ngôn ngữ có tính trội của từng thể loại – nên có những sự sai phạm nhiều khi ngớ ngẩn. Việc xây dựng lý luận thể loại chặt chẽ vì thế có ý nghĩa thực tiễn cao.

 

Báo chí truyn hình là loi hình báo chí xut hin Vit Nam tr hơn so vi báo in và phát thanh. Lý lun báo chí truyn hình Vit Nam chưa nhiu, chưa đy đ trong khi thc tin truyn hình Vit Nam đang phát trin vi tc đ khá nhanh cùng vi s phát trin công ngh, s hi nh

p và giao lưu quc tế.  

Trong nhiều lần liên hoan truyền hình toàn quốc, tại các cuộc hội thảo chuyên đề, những vấn đề thể loại truyền hình cũng chưa được hiểu đầy đủ. Điều này thể hiện rõ trong các phát biểu, các bài báo của ngành truyền hình, thậm chí ngay trong các thông báo về việc tổ chức liên hoan của Đài Truyền hình Việt Nam gửi cho các đơn vị trong ngành. Phổ biến là sự nhầm lẫn giữa khái niệm chương trình truyền hình thể loại truyền hình. Trong thông báo số 906/TB-THVN ngày 1 tháng 9 năm 2003 do Tổng giám đốc Vũ Văn Hiến ký, mục II, Các thể loại tham dự liên hoan truyền hình, khái niệm “chương trình truyền hình tương tác” được hiểu như một thể loại (tọa đàm, gặp gỡ, giao lưu, đối thoại, bình luận truyền hình). Các nội dung thi trong Liên hoan truyền hình toàn quốc đầu năm 2004, bên cạnh nội dung thi về một thể loại nào đó như phóng sự ngắn, phóng sự, phim tài liệu còn có nội dung thi chương trình khoa giáo, chương trình thiếu nhi v.v… Một tỉ lệ rất cao các chương trình khoa giáo mang đến liên hoan là các phim tài liệu (về các đề tài “đất nước – con người”). Cũng từ Liên hoan truyền hình toàn quốc 2004, một thuật ngữ mới xuất hiện, đó là “chương trình truyền hình tương tác”.

TS. Tạ Bích Loan, một chuyên gia hàng đầu về talk show truyền hình ở Việt Nam

Thuật ngữ tương tác (interactive) được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam trước hết xuất phát từ công nghệ thông tin. Ý nghĩa nguyên gốc của khái niệm tương tác là ảnh hưởng lẫn nhau, tác động với nhau (reciprocally active; acting upon or influencing eachother – Tự điển Oxford), là sự tác động qua lại giữa con người với nhau, giữa con người với máy tính thông qua một môi trường cụ thể nào đó. Con người “tương tác” với thế giới muôn màu muôn vẻ của tri thức nhân loại thông qua mạng internet v.v… Và cũng nhờ thành tựu của nhân loại, con người có thể ở nhiều vùng miền khác nhau được giao tiếp trực tiếp với nhau qua sóng truyền hình, qua điện thoại (allowing a two-way flow of information between it and a user, responding to the user’s input – Tự điển Oxford).

Truyền hình tương tác (Interactive television) ở nước ngoài được xem như một thuật ngữ kỹ thuật, nhằm phân biệt với các hình thức truyền hình không trả tiền và người xem không được phép chọn lựa nội dung cần xem. Truyền hình tương tác là phương thức xem truyền hình mà người xem phải trả tiền và được quyền chọn lựa chương trình để xem nhờ công nghệ kỹ thuật số. Khán giả truyền hình được xem như một khách hàng. ([1])

Ở một phạm vi khác, thuật ngữ tương tác còn được xem như một phương thức mới, tính chất mới trong sản xuất các chương trình truyền hình, đó là tính giao tiếp truyền hình theo cách làm mới, dân chủ hơn, không bị sa vào một chiều thông tin như trước đây.

Vấn đề ở đây không chỉ là tên gọi. Nhưng cách sử dụng khái niệm này để diễn đạt cho một mô hình chương trình truyền hình có tính chất giao lưu và hiểu như một thể loại báo chí hiện đại – lại một lần nữa – chứng tỏ rằng ranh giới giữa khái niệm chương trình và thể loại dễ bị đánh đồng.

Cần thấy rằng trong thực tế báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, có thể có sự gặp nhau giữa chương trình và thể loại trong một tác phẩm cụ thể nhưng hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Và chương trình tọa đàm truyền hình hay chương trình truyền hình tương tác chưa thể xem như một thể loại bởi nó có sự đan xen nhiều yếu tố thể loại khác nhau, nhiều phương thức truyền hình khác nhau trong cùng một sản phẩm truyền hình.

Làm rõ ranh giới giữa khái niệm thể loại báo chí truyền hình mà cụ thể ở đây là thể loại tọa đàm truyền hình (television discussion) hay gặp gỡ truyền hình (talk show) với chương trình truyền hình để tránh những ngộ nhận và góp phần tăng hiệu quả tác nghiệp cho các chương trình truyền hình là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao. Bởi đây là vấn đề mới và cũng là vấn đề cần nhận diện rõ trên quan điểm thể loại để giúp cho người làm truyền hình có một cái nhìn đúng đắn, đầy đủ hơn và cách làm truyền hình được chuyên nghiệp hơn.

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề thể loại tọa đàm truyền hình (như là một thể loại nằm trong nhóm thể loại phỏng vấn) với cố gắng miêu tả các đặc trưng của nó và phân tích thêm xu hướng tích hợp, đan xen, giao thoa của nó trong điều kiện truyền hình hiện đại trong một entry khác vì entry này dài quá rồi!

 


([1]) A communication theory called the Effects Theory proposes that viewers are passive and television directly impacts and directs them. Would the user-guided experiences that Interactive Television (ITV) offers positively alter this direction and impact? There are those who question whether they’ll want watching television to be anything more than a passive experience (passive entertainment.) My personal experience is that most people, after they have physically experienced ITV, and assuming they don’t find it too difficult to learn, enjoy it. Perhaps that why the La-Z-Boy recliner with built-in-keyboard and WebTV (Microsoft MSNTV)

 

No Responses Yet

  1. Có một thực tế là các nhà baó trẻ dù tay ngang hay được đào tạo hẳn hoi vẫn chưa nắm được hết khái niệm về báo chí (trong đó có cả… con).

    Khi nghe một nữ phóng viên (từng là dân viết văn) tuyên bố: “Tôi viết mà còn cần biên tập ư?!”- con… bó tay. Vì chính nữ văn sĩ đi làm báo này nhiều lúc phải hỏi chính tả về các từ “tr-ch”, “s-x” với những lỗi lầm lẫn mang tính vùng miền nặng đến nỗi phải … đi học lại cấp 1 mới may ra sửa được.

    Việc đánh giá xin dành cho bà con cô bác vậy…

Bình luận về bài viết này