VỀ TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH “ƯỚC MƠ CỦA TÔI”

 

Phiên bản mới của phụ nữ thế kỷ 21 có một sức hút lớn với khán giả, nhất là khán giả có học một chút.

Truyền hình thực tế (reality TV) đang là xu thế chung của truyền hình thế giới. Bởi khán giả truyền hình ngày nay đã ngán cái sự lắp ghép, cắt xén chủ quan để tạo ra những tác phẩm báo hình tròn trịa, hoàn chỉnh, ngược lại, họ thích xem đời sống thật nó là thế, dù vụng về khoai sắn, dù chất lượng hình ảnh, góc máy không chuẩn… Nhưng việc sao chép các format chương trình của nước ngoài vào đời sống truyền hình Việt Nam cũng không dễ dàng do sự khác biệt về văn hóa. HTV đã từng bị phản ứng dữ dội với “Vui là chính”.

“Ước mơ của tôi” là một nỗ lực “Việt Nam hóa” một dạng chương trình truyền hình thực tế rất thành công. Đó là điều đáng trân trọng. Thể lệ và nội dung của cuộc thi, cuộc chơi đã thiên về việc tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ và khả năng giao tiếp của thí sinh. Và vì thế, gameshow này đã có một màu sắc hoàn toàn khác với những cuộc thi dành cho phụ nữ trẻ vẫn thấy từ trước đến nay.

Tuy vậy, người viết vẫn nghĩ, dù các thí sinh đang thi với nhau, nhưng “ước mơ của tôi”, trước hết vẫn là một sân chơi, một gameshow, vì thế, chương trình không nên tạo sự căng thẳng, sự khó chịu cho khán giả và cho cả ngươì chơi. Các thí sinh cần được tôn trọng thực sự – và cần được tạo tâm lý thoải mái để có thể hiện hết khả năng cũng như cá tính của mình. Hơn nữa, khi trình bày bản thân mình trước hàng triệu khán giả, các thí sinh đã phải chiụ sức ép nhiều, không nên để các thí sinh phải chịu sức ép thêm từ cách thức nhận xét của BGK.

Ở đây tôi muốn nói đến vai trò rất quan trọng của ban giám khảo.

Tôi nhận thấy, các thí sinh là những người học các ngành hết sức khác nhau và không phải đã thông hiểu cặn kẽ hoạt động kinh doanh. Hơn thế mỗi chương trình lại đặt các thí trước những mặt hàng – dịch vụ khác nhau, khó khăn của các em là rất lớn. Các em cũng còn rất trẻ, đang ở độ tuổi còn phải điều chỉnh rất nhiều để trở nên chuyên nghiệp. Vì thế BGK cần là những ngươì giúp các em lớn dần lên bằng “sự chỉ ra những điều các em cần trau dồi, bồi đắp” chứ không phải chỉ ra những “khuyết điểm của thí sinh”. Việc nhận xét kỹ từng thí sinh là rất cần thiết nhưng phải hết sức tế nhị. Vì sau cuộc thi các thí sinh vẫn sống trong cộng đồng, vẫn học tập, làm việc, và phải vươn lên. Mục đích của cuộc thi chắc chắn cũng nhắm vao việc giúp các thí sinh hoàn thiện mình hơn để thành công trong cuộc sống sau này. Vì thế các thí sinh cần và có quyền được yêu cầu chương trình tạo một hình ảnh tốt cho mình chứ không phải ngược lại, dù các bạn là ngươì bị loại.

Một điểm nữa, là trò chơi truyền hình nhưng chương trình quá thiếu tiếng cười lại quá thừa sự căng thẳng. Trong nhiều chương trình, nhận xét của một vị giám khảo nữ thường mang lại cảm giác thí sinh bị truy hỏi, nét mặt và nội dung câu hỏi thường thể hiện sự nghiêm khắc quá mức cần thiết ở một gameshow. Tôi nghĩ, ngay cả trong trường hợp một giáo viên truy hỏi học sinh hoặc một ông sếp hỏi nhân viên theo kiểu đó cũng là khó chấp nhận! Cách thức công bố người bị loại của MC (cũng là người biên tập) cũng tương tự. Tạo ra sự hồi hộp cho khán giả truyền hình là cần thiết, song không vì thế mà tạo ra sự căng thẳng (đôi lúc có chút “bất nhẫn”) đối với thí sinh!

Tất cả những điều đó vẫn có thể điều chỉnh, một sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với văn hóa Việt, ứng xử Việt.

 

No Responses Yet

  1. Ở Mỹ, Trà có thể xem nhiều kênh truyền hình Việt Nam được streamming trên internet. Có 1 phần mềm tích hợp các địa chỉ web có nhiều kênh, coi cũng tiện, tuy giao diện hơi xấu. Em down xuống và cài vào máy để coi. Download miễn phí chương trình này tại địa chỉ: http://lyquichung.2ya.com ; Anh không nhớ “Giấc mơ của tôi” phát mấy giờ Việt Nam (nhưng hình như khuya lắm). Em check lại trên website của VTV (www.vtv.vn)… Trò chơi này cũng có website riêng (giao diện được minh họa trong entry này), em tìm hiểu thông tin về 2 bạn em xem.

  2. Em có 2 nhỏ bạn tham gia chương trình này, trong đó có 1 nhỏ rất dễ thương, nhưng hiện tại thì em ko xem được, tò mò ghê!

  3. Trong chương trình này em thấy thí sinh chuyên nghiệp hơn một vài vị trong BGK. Họ đóng rất tốt vai trò của mình, không tỏ ra quá xúc động – quá thất vọng. Chuyến chia tay nào cũng đầy những lời hay ý đẹp – một cách rất chân thành cho BGK. Nhưng chắc là phải cho họ bỏ phiếu cho BGK nữa thì mới công bằng.(nếu đảm bảo không bị lộ!)

  4. Anh em mình đồng quan điểm ghê. Em cũng đã có một bài blog về chương trình này rùi.

  5. @ manhtran: anh vừa đọc entry của em về games này. Em viết tốt lắm

Bình luận về bài viết này