“VƯƠNG QUỐC” KÈN ĐỒNG NAI

 

Những “nghệ sĩ nông dân” ở Đồng Nai trong một buổi tập kèn  

 
 

  

Nếu bây giờ cần một dàn nhạc kèn có quy mô hơn 1500 nhạc công để biểu diễn, thì ở Việt Nam, trừ quân đội với những dàn quân nhạc chuyên nghiệp, chỉ có Đồng Nai là địa phương duy nhất trong số các tỉnh thành cả nước có thể huy động được biên chế cỡ này… 

Nhưng, nhạc công của các đoàn quân nhạc đều do Nhà nước, quân đội đào tạo chính quy và ăn lương như những chiến sĩ còn nhạc công kèn ở Đồng Nai chủ yếu là nông dân. Từ niềm say mê âm nhạc, họ tự trang bị nhạc cụ và chấp nhận gian khổ học kèn…  

Một tài sản lớn 

Hiện nay, một nhạc cụ trong dàn nhạc kèn thường có giá dao động từ 3 triệu đến 70 triệu tùy loại. Nhưng trong từng loại nhạc cụ, giá cũng dao động tùy hãng/nước sản xuất, tùy “đời” (saxophone chẳng hạn, có chiếc 10 triệu đồng nhưng cũng có cái đến 50 triệu đồng). Loại kèn rẻ nhất trong một dàn nhạc, kèn đã qua sử dụng nhiều năm, nếu mua lại cũng có giá không dưới 5 triệu đồng. Cả tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 50 đội nhạc kèn từ các xứ đạo Thiên Chúa tập trung ở các khu vực Kiệm Tân (huyện Thống Nhất), Hố Nai, Tân Mai, Tam Hiệp (thành phố Biên Hòa), mỗi đội kèn có số lượng, quy mô nhạc công khác nhau. Đội ít nhất khoảng 20 người. Những đội nhạc kèn lớn ở các giáo xứ như Dốc Mơ, Đức Long, Tân Mai, Ngọc Đồng… có trên 70 nhạc công. Nếu lấy bình quân mỗi đội là 30 nhạc công và mỗi cây kèn trị giá 5 triệu đồng, thì tổng tài sản nhạc cụ kèn ở Đồng Nai đã là 7,5 tỷ đồng! 

 

Ông Phan Trung Tâm (vừa từ ngoài vườn về nhà chưa thay đồ) đã tìm cho chúng tôi xem những cây kèn được mang từ miền Bắc vào năm 1954 

Ông Phan Trung Tâm, 77 tuổi, trưởng ban nhạc kèn giáo xứ Dốc Mơ (xã Gia Tân huyện Thống Nhất) hiện còn giữ được nhiều cây kèn mà tuổi thọ của nó tại Việt Nam đã hơn ¾ thế kỷ. Ông nói rằng, đó là những bảo vật vô giá, chúng tôi không bao giờ bán. Hiện cũng còn hàng trăm cây kèn từng theo chân những người giáo dân công giáo vùng đồng bằng Bắc bộ “di cư” vào Đồng Nai từ 1954. Đa phần các loại kèn như trompet, clarinet, saxo, contre-bass, trompon, econ… trong các dàn nhạc ở Đồng Nai được sản xuất từ Pháp, Đức và có “tuổi đời” khá cao. Một số kèn mới trang bị sau này có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc (thường có giá mềm hơn kèn… Tây). 

Chưa có một thống kê chính thức để có thể hình dung về quy mô tài sản của người dân Đồng Nai từ sinh hoạt âm nhạc này bởi đây là việc làm khó. Nhưng, đánh giá đầy đủ gia tài văn hóa phi vật thể này (như tay nghề của hàng ngàn nhạc công không chuyên, trình độ biểu diễn của những ban nhạc kèn dân lập mà Nhà nước không tốn công đào tạo và đầu tư ở Đồng Nai) lại càng khó hơn. 

 

Những nhạc công của đội kèn Gia Yên trong một buổi tập: không còn gương mặt trẻ! 

Trong đời sống văn hóa 

Năm 1989, lần đầu tiên ở Đồng Nai, một liên hoan đồng ca hợp xướng đã đưa lên sàn diễn hàng ngàn diễn viên không chuyên (chỉ ở khu vực Biên Hòa) mà theo đánh giá của giới chuyên môn, trình độ biễu diễn loại hình âm nhạc bác học này của họ không quá chênh với giới chuyên nghiệp.  

Từ liên hoan này và nhiều liên hoan sau đó, đồng ca – hợp xướng được biết đến như là thế mạnh đặc biệt trong đời sống văn hóa ở Đồng Nai bên cạnh nhạc kèn, xuất phát từ đặc điểm của một tỉnh có tỷ lệ đồng bào theo đạo Thiên Chúa cao nhất nước. 

Cũng từ nỗ lực của ngành văn hóa cách nay gần 20 năm, một số liên hoan nhạc kèn đã được tổ chức tại Đồng Nai, dàn nhạc kèn của giáo xứ Ngọc Đồng (phường Tân Hòa, TP.Biên Hòa) đã được chọn đại diện Đồng Nai tham gia liên hoan nhạc kèn chuyên nghiệp toàn quốc và giành được giải đặc biệt. 

Nhiều năm qua, các đội nhạc kèn ở Đồng Nai bên cạnh phục vụ các nghi thức tôn giáo dịp lễ lớn, cũng còn tham gia biểu diễn cho địa phương trong các sự kiện quan trọng như bầu cử, giao quân, lễ đón nhận các giải thưởng, tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của địa phương và giúp đỡ bà con nhân dân trong các dịp tang ma, cưới xin… Nhiều nhạc công các đội kèn đã trở thành các hạt nhân văn nghệ quần chúng cũng như nhạc công chuyên nghiệp ở Đồng Nai trong hơn 30 năm qua. 

 

Anh Lâm Quang Đăng có gần 40 năm theo nghiệp kèn không chuyên 

Anh Lâm Quang Đăng sinh 1960, học thổi kèn từ năm 11 tuổi, đến nay chơi được cả clarinet lẫn saxophone cho đội kèn giáo xứ Dốc Mơ (xã Gia Tân, huyện Thống Nhất) cho biết: “Nhạc kèn là nghệ thuật tập thể nên từng cá nhân phải tập luyện thường xuyên và cả đội phải luôn tập với nhau dưới sự chỉ đạo của một người giỏi chuyên môn rất vất vả”. 

Có thể nói, đối với hầu hết các nhạc công không chuyên ở Đồng Nai, nhạc kèn là niềm vui, niềm yêu thích và cả sự hy sinh! 


Đội kèn Gia Yên biểu diễn phục vụ trong một ngày lễ. Họ tận dụng cả ghế nhựa để làm giá trống 

Hy sinh đầu tiên là bỏ tiền sắm kèn (tất nhiên, cũng có một số nơi, nhạc cụ kèn là tài sản chung của giáo xứ hoặc do giáo dân đang ở nước ngoài gửi tặng). Hy sinh lớn nhất của các nhạc công là mất nhiều thời gian tập dợt trong điều kiện thiếu thốn và phục vụ không có thù lao. Họ giống như những nghệ nhân dân gian (dù biểu diễn loại hình âm nhạc bác học), những nghệ nhân chỉ hưởng ‘thù lao” bằng tiếng vỗ tay, bằng niềm yêu quý của bà con trong thôn xóm, họ đạo. Và có lẽ đó cũng là lý do hiện nay, nhiều bạn trẻ không thích đến với nhạc kèn theo niềm yêu thích của các thế hệ cha anh mình! 

Nguy cơ mai một 

Tuổi đời bình quân của các đội nhạc kèn ở Đồng Nai hiện nay là 45. Cá biệt có nhiều đội kèn như ban kèn xứ Gia Yên (xã Gia Tân 3 huyện Thống Nhất) cả 30 thành viên đều có tuổi từ 50 trở lên! Anh Bùi Đức Thân, đội trưởng đội kèn Gia Yên giải thích thêm: “Kèn là nhạc cụ đơn âm trong khi ngày nay có quá nhiều nhạc cụ điện tử hiện đại dễ học nên đa số thanh niên không hào hứng học kèn. Với lại, họ thấy vào đội kèn thì không có quyền lợi gì mà mất quá nhiều thời gian tập dợt, phục vụ”.  

Anh Bùi Thế Thông, một nhạc sĩ hiện sinh sống ở vùng Kiệm Tân, cũng nhận định: “Chất lượng chuyên môn của nhiều đội kèn ở Đồng Nai hiện nay còn yếu và khó nâng lên được vì anh em vẫn tập với bài bản cũ. Những người có học hành tử tế về âm nhạc trước đây để chỉ đạo các đội kèn đã lần lượt qua đời. Các bạn trẻ thì không muốn theo nhạc kèn vì giờ họ có quá nhiều thứ để chơi. Học saxo ở Sài Gòn may ra có thể biểu diễn sân khấu chứ ở vùng quê thì làm gì kiếm ra tiền? Nhưng thực ra đây không phải là lý do chính vì đa phần anh em tham gia hội kèn mấy chục năm nay đều mang tình thần phục vụ giáo hội”. 

Khó có thể lý giải hết những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mai một do không có kế thừa của đời sống nhạc kèn ở Đồng Nai. Anh Bùi Đức Thân nói thêm: “Thời chúng tôi còn trẻ thì ngành văn hóa có tổ chức các liên hoan kèn cũng sôi nổi. Phong trào lúc đó lên lắm nhờ các địa phương cạnh tranh nhau. Nhưng cách tổ chức còn máy móc, ví dụ như quy định số bài nhạc tham gia thi quá hạn chế, và điều đáng nói nhất là giải thưởng… không đủ tiền cho anh em uống nước trong một buổi tập nên sau này khi tổ chức tiếp thì anh em không muốn tham gia nữa. Có thể nói, anh em nhạc kèn ở Đồng Nai chưa thực sự có một “sân chơi” để cọ xát, giao lưu và phục vụ…” 

* * * 

Anh Bùi Đức Thân, trưởng ban kèn giáo xứ Gia Yên (xã Gia Tân 3 huyện Thống Nhất) – một người tâm huyết với nhạc kèn!

 

Nhiều năm qua, nhạc kèn đã có những đóng góp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Đồng Nai. Sinh hoạt âm nhạc cũng như đội ngũ những người chơi kèn không chuyên ở Đồng Nai là những tài sản văn hóa đặc biệt cần được gìn giữ và phát huy. Nhưng do nhạc kèn ở địa phương này xuất phát từ sinh hoạt tôn giáo nên lâu nay, những cái nhìn quá thận trọng vô tình tạo nên những rào cản. Cùng với xu hướng hưởng thụ nhanh gọn nhẹ và vừa túi tiền của đời sống hiện đại, những rào cản ấy đã và đang làm mai một trữ lượng tài sản văn hóa này!

  

Nhạc kèn đối với nhiều nơi trên thế giới là món hàng sang trọng, nhưng ở Đồng Nai, nó có sức sống mãnh liệt trong đời sống bình dân. Điểm độc đáo ấy xem ra sẽ bị đánh mất trong một thời gian không xa nữa nếu hôm nay những giá trị ấy chưa được đặt đúng chỗ… 

1.2010 

BOX : 

+ Dàn nhạc kèn (ochestre d’ harmonie) thường gồm các nhạc khí thuộc bộ kèn gỗ và kèn đồng, kèm theo một ít nhạc khí gõ, không dùng đến bộ dây. Thành phần biên chế gồm: oboe, clarinet, basson, saxophone, cornes, trompet, trombone, các nhạc khí bộ gõ như trống, cymbales. Dàn nhạc kèn ở các xứ đạo trong tỉnh Đồng Nai thiên về nhạc kèn đồng (ochestre fanfare) hơn, khá giống với các dàn nhạc quân đội, kèn đồng chiếm vị trí chủ yếu để tạo âm lượng lớn, tiếng vang xa, mạnh về ngợi ca, hành khúc, sự trang trọng, lễ nghi…  

  

+ Không phải ai cũng chơi được nhạc kèn. Một số nhạc cụ như trompet chẳng hạn cũng cần có sức khỏe tốt, biết lấy hơi bụng. Và mỗi người học kèn thì sẽ chọn một số loại kèn phù hợp với… miệng của mình.  

 

42 bình luận

  1. […] Chắc nhờ có các xứ đạo, mới có “VƯƠNG QUỐC” KÈN ĐỒNG NAI? (blog Phan Văn Tú). Hình: Đội kèn Gia Yên biểu diễn phục vụ trong một ngày […]

  2. tuyêt voi cam on

  3. Tu oi,Anh moi xem bai VQ ken.Viet hay va cam dong lam.May ra co the danh dong duoc nhung ai con quan tam den loai nghe thuat “binh dan” nay.Neu nhu Anh tinh thi sau khi tui Anh khong con hoat dong duoc nua chac no se teo top dan va se di vao “co tich”.Bi quan qua chang?Hay tai vi minh song voi no nhieu nam roi nen nghi vay?
    Than.

  4. Tôi hiện ở Vĩnh Long, đã từng chơi Trumpet nhưng do sức khoẻ kém nên nghĩ.Hồi tôi đi thổi cho nhà Thiếu Nhi rất vui, niềm đam mê lớn nhất vẫn là được đứng trong đội kèn với những tiếng trống hào hùng của một đoàn quân. Hiện cũng muốn thành lập 1 đội nhưng kinh phí không có vì giá mua trumpet TQ khoãng 4 tr, saxo cỡ 10tr/cây, còn nhiều loại khác, dàn trống, bộ gõ v.v… Cảm ơn bài viết cảm bạn…

    • Cám ơn anh Cường đã vào thăm blog này. Thành lập đội nhạc kèn thì chắc chắn là khó rồi. Kinh phí có thể lo được nhưng con người thì không phải muốn là có. Hơn nữa, nhạc kèn là loại nghệ thuật cần lao động tập thể, nên nếu tìm đủ người biết kèn cũng chưa chắc “gom” vào là thành đội được!

      • chào chú! con cũng là một nhạc công nghiệp dư phục vụ trong đội kèn giáo xứ Bến Đá-Vũng Tàu,năm nay con mới 23 tuổi thôi nhưng cũng thoi kèn được 11 năm rồi! thời buổi bây giờ đào tạo một nhạc công thật khó.ko có một lớp đào tạo thực sư cho những người nghiệp dư,thời gian tập tành cũng hết sức kho khăn! nhiều người vào tập được mấy bữa là chán rồi bỏ luôn! hiện tại thì vì công việc nên con cũng ko thể tha gia được nên cũng tiếc lắm! con cũng thường xuyên lên mang dể kiếm những bài phổ dành cho saxofone nhưng lại ko biết tìm như thế nào! mong chú chỉ dùm! cảm ơn!!!

      • chú cũng là người yêu nhạc nhưng không rành về sax. Có gì chú sẽ hỏi dùm!

    • thua chu tu con la mot tay ken trumpet choj cho giao xu suoi nho duoc 10 nam roi chu cho con hoj vi du nhu minh muon lay hoi cho tieng ken hay thi phai lam sao ocn hien tai thoi ken trumpet a neu co tu lieu xin chu gui cho con theo dia chi minhtuan_2631995@yahoo.com.cam on chu truoc nha

      • Bạn liên hệ với các nhạc công lớn tuổi ở khu vực Gia Kiệm để được chia sẻ kinh nghiệm. Mình không phải người chơi kèn!

  5. ở đây mình có một số bạn là hs THPT có đủ các tay nhiều nhất là Trumpet, 2 Trumpone, 2 Bariston; thiếu Saxophone, Clarinet và nhiều loại khác…phần lớn kèn đều phải mượn ở Nhà Thiếu Nhi và chỉ được tập và biểu diễn trong các dịp lễ…Khó khăn lớn nhất là thiếu kèn…

    • trongc hoj ken nhat thiet khong phai la muon hay khong muon ban a nhung chung ta co niem dam me thi den dau ken van khong thieu toi cung la mot tay choi trumpet gan 10 nam roi toi rat ranh van de nay ma

  6. neu noi ve ken dong thanh nhac thi viet nam nay chi co Pham Phao thoi o noi khac lam sao ma hay bang

  7. KEN DONG nhac ken dong thanh ca o Pham Phao la nhat viet nam ,vi o do ken nguoi ta con san xuat ra ken .Con ban thich tui cho ban 1 so ban nhac ken dong noi tieng o viet nam ve thanh ca .duoc Giao Su thanh nhac Cha Kim long danh gia hay tuyet doi :nhu bai :NGAI LA THIEN CHUA ,TINH YEU THIEN CHUA , TAN TUNG HONG AN ,CON CHI LA TAO VAT va 1 so bai nua hay,nhung doi ken cua ban phai dat ki thuat cao .trinh do nhac ly phai tot va phai duoc thay nao co ki thuat nhac ly tot moi day duoc neu thich lien he voi toi sdt:01222671964 va toi co the den giup doi ken cua ban vi phuc vu sang danh thien chua .Ban co biet ngay chau xu pham phao 500 cay ken duoc tuyen chon va co ki thuat cao thoi bai ken NGAI LA THIEN CHUA .vang vong long nguoi va cac Cha .GIAM MUC

    • Chao anh Tu…! Duoc biet anh co mot so tong pho ve cac bai hat thanh ca phoi cho ken. Anh co the cho em xin duoc khong? Em moi nhan giup ban ken giao xu, nhung phan tai lieu em it qua. Tai lieu truoc day cua anh em trong ban ken da xu dung may chuc nam roi nen nghe hoai cung chan. Neu duoc anh co the gioi thieu giup em nhac si nao phoi cho ken cung duoc. Em cung anh em trong ban ken chan thanh cam on anh. Xin anh co gang giup nha. Chuc anh moi su tot lanh.

      • Mình chỉ là nhà báo thôi, yêu thích nhạc kèn chứ không rành kèn. Bạn có thể liên hệ với anh Bùi Đức Thân, trưởng một đội kèn ở Đồng Nai: ducthan56@yahoo.com xem nhé!

    • ukm anh noi hay lam pham phao chu dong nai la cai ji co chu em o xuan thuy hai xuan nam dinh

    • noi net 1 cau NAM DINH chu DONG NAI ji co chu o NAM DINH nguoi ta co lang duc dong duc ca ra ken nua chu DONG NAI …??? noi that chu bai NGAI LA THIEN CHUA cug hoi kho ngay truoc em cug tap bai nay roi em o doi ken giao xu XUAN THUY giao phan BUI CHU-NAM DINH

  8. Em cam on anh Tu rat nhieu. Chuc anh thanh cong.

  9. Anh có sdt là: 01222671964 ơi, em là Linh hiện đang ở Biên Hòa, anh có thể gởi những bản nhạc phối cho các loại kèn cho em được không, em đang là thành viên của ban nhạc giáo xứ Bùi Hiệp và em đang chơi Sax. Alto. Ban kèn của giáo xứ em mới thành lập dưới sự cho phép và tạo điều kiện tốt nhất của cha chánh xứ cũng như toàn thể cộng đoàn trong giáo xứ, nhưng tinh thần của toàn thể anh chị em trong ban kèn rất cao và niềm đam mê rất tốt, em mong có được sự giúp đỡ và chỉ bảo của anh cũng như anh Bùi Đức Thân ở giáo xứ Gia Yên. Em xin trân thành cảm ơn!. Địa chỉ liên lạc của em là: dttntn@yahoo.com.vn.

  10. […] “VƯƠNG QUỐC” KÈN ĐỒNG NAI February 2010 16 comments 3 […]

  11. chào các bạn tôi muốn học trumpet ở nhơn trạch có ai dậy k … tôi thit học trumpet lam .. co tin gi pm hoangtuhappy333 . tk

  12. neu huy dong 1500 nghe si thi co j dang noi. ve bui chu chung toi co the huy dong gap 20 hoac 30 lan the

  13. Xin lỗi các trước. Các bác nói quá, huy dộng mấy trăm nhạc công để đi biểu tình à…Các bác cứ thử tuyển 30 nhạc công có kỹ thuật cao, tập dợt kỹ đi. Thổi rồi thu âm lại nghe thủ coi đã đều và đạt chưa… Còn về thầy phối âm phối khí và ban nhạc thôi về nhạc thánh ca nhe được xin hỏi Cha Kim Long khắc rõ.

    • bac noi the ko duoc .neu thu am ma hay ki thuat chi co quan nhac . CHA KIM LONG . trong quyen sach nhac ken dong cho cac giao xu phuc vu . co ca bai nhac ken cua cha kim long .trong ngay le ki niem tuyen tap thanh nhac ca len di cua Cha dc to chuc tai ha noi , cha co noi voi doi ken pham phao la , toi di nhieu noi chua thoi duoc bai giao duyen giua troi va dat toi biet doi ken pham phao thoi duoc bai nay thi toi da moi len du ngay le ki niem do .

  14. chao cac bac .chau co mot cay clarinet bac nao biet chi cho chau cac not bam cay ken nay dc khong ak chau xin cam on nhieu mail cua chau la kennyquydo@yahoo.com thank cac bac

  15. CHAO CAC BAC EM CO MOT CAY CLARINETCUA PHAP CAC BAC NAO2 BIET CHOI CLARINET CHI CHO EM CHOI VOI SDT CUA EM LA 0933780891 EM CAM ON CAC BAC

  16. toi thoi ken kung lau roi.xin ai co long gui dum t bai;TON VINH BA NGOI qua sdt trang nay nha.xin cam on

  17. Ếch ngồi đáy giếng. Về Nam Định, cụ thể là giáo phận Bùi Chu. Có vô số hội kèn ở giáo phận này. Đội lớn nhất của xứ Phạm Pháo có khoảng 500 người. Trung bình một xứ ở đây có khoảng 200 người chơi, giáo phận này có khoảng 150 giáo xứ. Nếu tính tổng số người trong các hội kèn ở Bùi Chu Nam Định, con số này phải lên tới vài ngàn chứ đừng nói tới 1500 người. Chưa kể ở đây còn có cả xưởng chế tác kèn nổi tiếng nhất miền Bắc.

    • Khi viết bài này tôi đã thực hiện những cuộc khảo sát, phỏng vấn các nhân vật liên quan. Tôi không hiểu bạn lấy đâu ra con số trung bình 200 người chơi kèn/giáo xứ ở địa phận Bùi Chu và thông tin cả 150 giáo xứ ở đây đều có đội kèn để làm phép nhân ấy!

    • Giáo phận Bùi Chu làm gì có đến 150 giáo xứ?

      “VƯƠNG QUỐC” KÈN ĐỒNG NAI

  18. Chao chu,con rat thich choi ken tay ma khong biet hoc o dau chu co the chi con duoc khong da

    • Chú học ở các ban kèn Giáo xứ,người đi trước dạy người sau.Còn bây giờ có thêm nhiều nơi dạy như ở trường VHNT các tỉnh,nhạc viện…dạy bài bản .Tìm hiểu thêm nhé.chúc thành công.

  19. Dạ cho con hỏi. Đội kèn của chú Thân Giáo xứ Gia Yên, dạ cho con sdt được không ạ !

  20. e có một cây trompon. môt cây kèn Cor đều của Yamaha. muốn bán . mà loại này e ko chuyên nên ko biết bán thế nào. a quan tâm thì liên hệ e nhá. 01629941708
    5/ 7 kp 10 . Tân Hòa. Biên Hòa. Đồng Nai. gần nhà Thờ Ngọc Đồng. xóm Thánh Tuần. đt: 01629941708. Dũng..

  21. chào anh Thân…..hôm nay tình cờ em lên mạng để tìm những bản nhạc thánh ca viết cho kèn,tìm mãi không thấy..tìm mãi mà không có,nhưng không ngờ em lại tìm được trang này,em có đoc qua và em được biết anh Thân là một người chơi kèn giỏi.đúng là em đã gặp may rồi khi được biết về anh,em cũng là một thành viên trong đội kèn, em ở ngoài bắc và ở giáo phận hà nội, giáo xứ phú mỹ. hiện tại thì em đang rất cần những bài nhạc kèn về thánh ca, em rất mong anh bớt chút thời gian vàng ngọc để cho em xin một số những bài nhạc kèn về thánh ca để em được học hỏi thêm, em nghĩ rằng chắc anh không từ chối đúng không anh? tại vì chúng ta có ở cách xa nhau nhưng đều là con thiên chúa một nhà và cùng tôn vinh thiên chúa……nếu được thì anh cho em một số bài về thánh ca nhé…em xin chúc anh và toàn thể gia đình được mạnh khỏe và bình an trong tay chúa…cảm ơn anh nhiều………….Địa chỉ của em: ( phongdungquangcao@gmail.com )
    anh gửi cho em theo địa chỉ đó……..

  22. Anh thân………….em gửi thư cho anh theo địa chỉ gmail của anh chắc là anh chưa xem…anh vào xem thư em gửi cho anh rồi anh giúp em nhé…..cảm ơn anh nhiều

Gửi phản hồi cho phanvantu Hủy trả lời